Sandome no satsujin – Vụ giết người thứ 3

 

20171120104933746869
Thích cái poster này hơn cái trắng trắng máu máu kia 🙂

Mình đang tính viết vài dòng cho cái phim mới xem, mở wp ra thì lại thấy bản nháp viết được vài dòng của phim này, mà giờ viết tiếp thì lại không nhớ nữa nên thôi…

Nếu như các bạn quá quen với những phim tâm lý gia đình quen thuộc của Koreeda rồi thì chắc chắn bạn sẽ có chút bất ngờ vì lần này theme phim là tâm lý tội phạm.
Tổng quan mà nói thì chất lượng phim của Koreeda quá là ổn định (ở mức cao). Tâm lý các nhân vật được đào sâu, những mảng tối trong mỗi người được hiện diện một cách tự nhiên và chân thực. Có điều story lần này nó có chút thiếu một cái kết mạnh mẽ, đủ sức nặng để đặt một dấu chấm cuối câu cho phim.

4/5

Sensei! (2017)

mv_img_v2-728x400

Phim nhẹ nhàng dzui tươi màu hồng không drama.
Plot hơi chán, học sinh với thầy giáo yêu nhao thế thôi, xem vì diễn viên là chính.
Hirose Suze vẫn rất kute, mà tóc ngắn có vẻ không hợp lắm, thích tóc ngang vai như trong Chihayafuru hơn.

Hai bạn này tham gia show Monitoring rất là dễ thương, mọi người có thể xem ở đây nhé: https://www.bilibili.com/video/av15642082/

Riêng phim chỉ chấm được 3/5 thôi :p

FMA movie (Netflix) – flop

p.txt

Cuộc hành trình dài của EdAl khi đưa lên 2 giờ đồng hồ movie thì chắc chắn sẽ bị cắt gọt xào nấu tè le đó là điều không tránh khỏi, nhưng bên cạnh đó còn quá nhiều thứ làm cho bản live-action này thực sự tệ.

Thiếu vắng đi những nhân vật quan trọng: Hệ thống nhân vật của FMA rất là lớn nên nếu ôm đồm vào hết trong 1 movie thì không được, nhưng mà có một số nhân vật không nên thiếu lại bị lược đi. Đầu tiên là King Bradley, hay còn gọi là Wraith, một Homunculus theo mình nghĩ là cực kỳ quan trọng trong nửa đầu truyện FMA nhưng lại bị lược đi và thay vào bằng một nhân vật khác là con người và tầm ảnh hưởng không bằng. Tiếp theo là nhân vật Father, nhân vật phản diện cốt lõi của truyện cũng không được nói qua. Một nhân vật cũng quan trọng nữa là Scar nhưng chắc là movie không muốn dính dáng đến người Ishval cũng như những diễn biến đoạn sau của truyện nên không đưa vào. Và còn vô số các nhân vật khác bị mất tích trong LA.

Cốt truyện bị thay đổi và cải biên hơi nhiều, đương nhiên LA không thể giống nguyên tác, nhưng cải biên thì cải biên, làm sao cho nó hợp lý và hay thì không vấn đề gì. Cải biên như kiểu Attack on Titan rồi còn bỏ luôn Levi thì chỉ có flop sấp mặt. FMA LA cũng vậy, tất cả những gì khán giả nhận được là một plot chắp vá nhạt nhẽo lôm côm không một điểm nhấn.

Không có pha hành động nào cho ra hồn. Roy đang còn đỡ đỡ xí vì có phân đoạn đấu với Lust chứ Ed thì yếu đuối như một thư sinh trói gà không chặt. Không có ấn tượng đặc biệt nào với các nhân vật trong phim, hoàn toàn mờ nhạt.

Điểm cộng duy nhất của phim chắc là CGI của Al với cả kỹ xảo mấy đoạn gặp The Gate.

2/5

Ajin – Á Nhân (LA)

Ajin lấy bối cảnh hiện đại khi mà thế giới con người đang sống xuất hiện một loài mới mang tên Ajin – Demi Human. Mang ngoại hình và cấu trúc cơ thể giống hệt như một người bình thường, thế nhưng ajin có khả năng bất tử. Rất khó để phân biệt được giữa ajin và con người, bản thân ajin cũng chỉ có thể phát hiện ra năng lực của mình khi trải qua cái chết lần đầu tiên. Chính vì có thể bất tử, ajin không được coi là một con người và luôn phải đối mặt với sự săn lùng và bắt giữ từ phía con người.

1_1598422.jpg
Lại thêm một shounen manga được làm Live-action

Phim này mình xem ngoài rạp.
Nên đầu tiên xin gửi lời cám ơn đến EncoreFilms đã nỗ lực mang Ajin đến VN cũng như cố gắng quảng bá cho phim trên SNS. Ajin chỉ được một mình LotteCinema mua, chỉ có 1-2 suất chiếu trong ngày và giờ chiếu cũng khá oái oăm, cũng dễ hiểu vì phim Nhật thường ít người xem (trừ vài trường hợp cá biệt như Your name).

Cùng đánh giá phim qua 3 mặt chính↓↓↓
Plot:
Ajin cũng giống như nhiều shounen manga khác, plot không quá đặc sắc, có vài ba twist nho nhỏ nhưng nhìn chung thì khá dễ đoán.

Diễn xuất:
Phim có Takeru thì yên tâm là không dở. 2 Ajin chính là Takeru và Gou đóng đều tốt cả. 2 Ajin phụ là vai của Yuu và Rina thì chỉ ở mức tròn vai, một phần vì ít đất diễn. Bé Minami có cho mình một vai phụ là em gái của nam chính, chuẩn bình hoa đứng im =))

Nghe nhìn:
Đây là phần đáng giá nhất của Ajin khi mà những pha hành động được làm cực kỳ mãn nhãn. Phần visual của Black Ghost (sức mạnh của Ajin) rất là đẹp. Đặc biệt là phần background music những lúc đánh nhau vô cùng đã tai.

Kết: Ajin là một live-action có chất lượng được làm chỉn chu đàng hoàng với phần nghe nhìn xuất sắc có thể bù đắp những khiếm khuyết nơi cốt truyện. 4/5

Tớ muốn ăn tuỵ của cậu (LA)

4988104109590_2

LA này được mình mong chờ vì novel của nó nằm top 1 thể loại tình cảm học đường khóc lóc sướt mướt suốt một thời gian dài. Thế nên có raw trên AvistaZ đã kéo về và xem ngay.

Nói chung thì plot hơi đơn giản hơn so với mình nghĩ, cái tên gây tò mò và tình tiết dễ gây xúc động nên dễ hiểu là tại sao novel bán chạy đến thế nhưng đến mức top doanh thu lẫn các BXH trong năm 2015, 2016 thì cũng hơi quá…

Về live-action thì được làm rất là ô-kê, quay phim đẹp, màu phim tươi sáng hồng hồng kute thích hợp cho mấy bạn chẻ cấp 3 đang hẹn hò dắt nhao đi xem. Nhịp phim cũng tương đối ổn, không gây nhàm chán buồn ngủ, thể loại phim này thì không thể yêu cầu gay cấn intense gì rồi.

5
Image from http://kimisui.jp/gallery.html

Và đây là điểm sáng nhất của phim, nữ chính =))))))
Bé Hamabe Minami này mình để ý từ hồi Ano Hana rồi nhưng mà đến phim này thì công nhận độ xinh đẹp dễ thương max điểm. Giai đoạn này mấy phim thanh xuân vườn trường nên cast ẻm làm nữ chính, mình auto xem 😀
(Vai trò của Shun với Keiko trong phim là không nhiều, chủ yếu để kéo khách tới rạp thôi.)

81X-Epg7+lL-side.jpg
Cover sách bản Jap và Vie

Nhân tiện nói luôn là novel cũng đã được dịch và phát hành ở VN. Thường thì novel Nhật bìa rất là xấu, chỉ có độc title được viết trên một cái nền màu đen hay đỏ gì đó là xong nhưng riêng cuốn này thì bìa của bản Nhật rất là đẹp, thích cảnh hai đứa trên cầu này dã man con ngan. Còn bìa Việt thì tự nhiên là hàng cây bên đường ?! :v
Dù sao cũng đã đặt hàng trên tiki xong rồi, ra Tết hàng mới về, còn khi nào đọc thì chịu.

4/5

Love Letter (1995)

Screen Shot 2018-02-14 at 12.37.06
Cái tướng ôm sách nhìn cưng hông :”>

Phim của Iwai Shunji làm luôn có một sự mơ màng… kiểu như được cho qua cái filter Gingham mà mình lúc nào cũng dùng trên Instagram vậy. Nếu các bạn đã xem những phim khác của ông thì chắc cũng sẽ cảm nhận được điều tương tự, như là Rainbow Song (Producer/Screenplay Writer) hay All About Lily Chou-Chou (Directer/Writer).

Cái mình đánh giá cao nhất về Love Letter là câu chuyện của nó, một câu chuyện đầy ảo diệu, giàu cảm xúc, và những tình tiết vô cùng ăn khớp với nhau. Nửa mang lại cho người xem cảm giác hư cấu vô thực, nửa lại rất giản dị chân phương. Nửa làm cho người xem mỉm cười nhẹ nhàng, nửa lại khiến họ day dứt mãi không thôi.

Love Letter là một bộ phim đẹp, một phần vẻ đẹp đó đến từ sự lựa chọn diễn viên nữ của Iwai Shunji, cả Nakayama Miho và Sakai Miki. Có lẽ chỉ có Matsu Takako là sánh ngang nét đẹp của Miho thời đó.

Kết, Love Letter hay, đẹp, trọn vẹn, đáng xem và có giá trị xem lại. 5/5

 

[LA] Sakurada Reset I+II: Tôi là ai và đây là đâu :v

ac35f3f8d6cef0ff_ec12589ee45a82fd_13940414883758101154671
Movie và anime chuyển thể từ light-novel

Nhìn qua qua thì cũng không kỳ vọng gì nhiều nhưng mà dù sao cũng ráng xem hết vì bé Kuroshima Yuina.
Đầu tiên thì tại sao tên phim lại là Sakurada Reset, là tại vì bối cảnh phim ở một thị trấn mang tên Sakurada, nơi có rất là nhiều người có năng lực đặc biệt. Trong đó năng lực có sức ảnh hưởng lớn nhất là Reset lại mọi thứ tối đa về 3 ngày trước do Haruki Misora nắm. Nhưng khi vì khi reset xong thì mọi người lẫn người sử dụng đều mất toàn bộ ký ức về những chuyện đã xảy ra nên nữ chính cần nam chính là Asai Kei một người có thể nhớ mọi thứ để team-up. Còn có thêm vài nhân vật phụ khác với những skills khác.

14596662_620633478110248_2115035303222706176_n
Không dễ để làm một plot thay đổi timeline sao cho hợp lý, logic và dễ hiểu.

Về ý tưởng thì không tồi, nếu bỏ qua khá là nhiều tình tiết phi lý thì sau khi xem phần I thấy cũng được, trên trung bình. Nhưng khi xem tới phần 2 thì mình kiểu: Tôi là ai và đây là đâu? Mọi thứ quá lộn xộn, khó hiểu và vụn vỡ khiến cho mình chẳng hiểu chuyện gì đang diễn ra (thế mà cũng xem được tới cuối phần II). Cast chán không thể tả, mặt Shuhei nhìn ngán tận cổ, Yuina diễn cũng nhạt như nước luộc ốc. Tất nhiên phim này cũng flop nặng ở rạp.

2/5

Tổng hợp một số J-movie xem gần đây

Gần đây rảnh rang xem được một vài movie Nhật (chẳng có hứng xem drama luôn), chia ra post thì lười nên gom vào một bài cho khoẻ, mỗi phim vài gạch đầu dòng.

1. The Werewolf Game: The Beast Side | Jinroh Gemu Bisutosido (2014)
254229d31f62f815f92ed33891cf1b3e
– Phần thứ hai trong loạt phim về trò Ma sói, phim đã ra đến phần thứ 6 lần lượt là The Villagers Side | The Beast Side | Crazy Fox | Prison Break | Lovers | Mad Land.
– Dễ dàng thấy đây là phim không được đầu tư nhiều, dàn diễn viên đều không có tiếng tăm gì mấy, concept cũng không lạ gì với kiểu bắt một đám vào chung chỗ cho giết chóc lẫn nhau.
– Phim không hay nhưng chí ít hay hơn kỳ vọng ban đầu của mình.
– Gặp lại Tao, thời xưa còn phải vật lộn đóng cái phim vớ vẩn chiếu nửa đêm LIMIT, năm ngoái nhờ có phim Orange may cũng có cái giải Rookie of the Year, hồi xem LIMIT mình từng khen gương mặt Tao thực sự rất đẹp, vẫn giữ nguyên quan điểm.
3/5

2. Himitsu | Secret (1999)
himitsu
– Đã đọc sách nên khó có thể hài lòng với một bản LA như vậy, còn có bản drama nữa nhưng có bạn review tệ hơn bản movie nên không xem làm gì.
– Phim bám khá sát novel, một số chi tiết bị thay đổi và nhiều chi tiết/nhân vật bị cắt cho phù hợp với một bản phim điện ảnh.
– Một trong những điểm hay nhất của novel là quá trình phát triển tâm lý của người chồng Heisuke qua nhiều năm, novel khá dài nhưng thời lượng của movie lại quá ngắn, thời gian 2 tiếng không thể nào đủ để khán giả cảm thấy được sự chuyển biến hợp lý trong các nhân vật.
3/5

3. Zenin, Kataomoi (2016)
C12rCuIVIAAY2lP
– 8 câu chuyện về tình cảm đơn phương, không được hồi đáp, trong những hoàn cảnh rất khác nhau.
– Không được hay như kỳ vọng của mình, một số câu chuyện khá thích, một số không; nhưng dù sao cũng thích hợp cho mấy bạn FA ngồi xem trong mùa đông này.
– Phim chỉ có 2 bản, 1 bản thuyết minh tiếng Việt trên các trang xem online, 1 bản audio Nhật sub cứng tiếng Trung trên avistaz.
– Shinkawa Yua max xinh!
3/5

4. Close-knit (2017)
Karera_ga_Honki_de_Amu_Toki_wa-tp
– Phim lấy đề tài về người đồng tính/chuyển giới, cùng nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng. Nhìn chung là khá hợp lý cho một phim đem đi LHP (Berlin 67th).
– Thực tế thì phim không gây nhiều ấn tượng với mình ngoài vai đứa nhỏ của Kakihara Rinka.
3/5

5. Nanimono (2016)
nanimono-001.jpg.12b4f9afc390358d579f80bf96456a36.jpg
– Dựa trên novel của Asai Ryo, phim Kirishima bỏ câu lạc bộ cũng làm từ novel của anh này.
– Vẫn không khí bí bách, khó chịu nhưng bối cảnh không còn ở trong trường học nữa mà là giữa những sinh viên thất nghiệp đang bon chen kiếm việc. Những người trẻ cô độc, lạc lõng, cố tìm kiếm bản thân giữa một xã hội lạnh giá – xã hội Nhật Bản.
– Về cast, Takeru là main nhưng phải dành tặng MVP cho Nikaido Fumi. Sắp tới Takeru và Fumi có đóng chung Inuyashiki live-action.
4/5

6. Chihayafuru Part 1 | Chihayafuru Kami no Ku (2016)
Chihayafuru-p1.jpg
– Trong cái thời buổi phim ảnh ngập tràn live-action thượng vàng hạ cám (vàng thì ít mà cám thì nhiều) thì không dễ để có được 1 LA tốt như Chihayafuru. Theo ý kiến cá nhân thì trong 3 năm gần đây 2 LA tốt nhất là Chihayafuru và Bakuman (2015).
– Dù được chuyển thể từ shoujo manga nhưng LA lại mang nhiều tinh thần của một shounen với niềm tin, nhiệt huyết, tình bạn, sự đoàn kết trên nền trò chơi karuta.
– Không có gì để chê từ plot, cast, đến hình ảnh, âm thanh. Highly recommend!
– LA được làm đủ trilogy gồm 3 phần, phần 2 chưa xem và phần 3 chưa ra.
5/5

Tokyo Ghoul – nóng hổi vừa thổi vừa xem

tokyoghoulposter-1008713

Như vậy là chúng ta đã có thể xem được live action rất được mong đợi của mùa hè năm nay vào mùa đông rồi. Mình chưa đọc manga còn anime chỉ xem qua vài tập đầu. Thấy main của phim cũng kiểu nửa nọ nửa kia như Kí sinh thú hay Attack on Titan nên cũng không hứng thứ mấy.

Nhận xét tổng quan, Tokyo Ghoul là một LA tốt ngang hoặc cũng có thể nhỉnh hơn Ký sinh thú, Attack on Titan thì quá flop rồi không nói làm gì.
Phần truyện của phim được đi rất mạch lạc, nhanh vào vấn đề chính. Bố cục rõ ràng đủ mở bài, thân bài, kết bài; nhịp độ tăng dần về cuối. Dù plot không có gì xuất sắc nhưng cũng không tệ.
Dàn cast trong phim thực sự rất là ngon cơm dù không có nhiều tên tuổi ngoài Masataka đang dần có chỗ đứng nhất định, Yuu thì vai của ẻm ngắn quá nên không tính vào làm gì, thêm một tên tuổi khá lớn về mặt… nhan sắc là Nozomi cũng chỉ có mặt trong vài khung hình.
Cuối cùng, một vài phần đóng vai trò không nhỏ trong sự thành bại của một LA là âm thanh, ánh sáng, kỹ xão, hoá trang đều được làm tốt cả.
→Nên xem vì không dễ để kiếm 1 LA ổn ở thời điểm vài ba năm gần đây. Sắp tới có hóng thêm 2 LA nữa, 1 từ manga là Giả kim thuật sư (FMA) và 1 từ novel của Keigo là Điều kỳ diệu của tiệm tạm hoá Namiya. Thú thật là không ưa gì khi biết Ryosuke cast chính cả 2, nhưng mà cứ hóng thôi, dở lại có dịp chê :v
4/5

Favorite character? ↓↓↓
Screen Shot 2017-12-23 at 22.04.00-down.png

Sao băng ban ngày – typical shoujo

245116170_624
Không có gì nhiều để nói về live-action này…
Một nữ chính ngây thơ trong sáng được nam chính và nam phụ yêu, có thêm chút mắm muối từ nữ phụ
.
Phim nhẹ nhàng, không có những tình tiết gây khó hiểu hay khó chịu
.
Nữ chính cute, nam chính già so với vai, nam phụ nổi trội, nữ phụ có khí chất.

Sorry các fan manga nhưng mà về tổng thể phim hơi nhạt, cộng thêm cast Mamura quá fail.
2/5
(http://asianwiki.com/Daytime_Shooting_Star)