Sandome no satsujin – Vụ giết người thứ 3

 

20171120104933746869
Thích cái poster này hơn cái trắng trắng máu máu kia 🙂

Mình đang tính viết vài dòng cho cái phim mới xem, mở wp ra thì lại thấy bản nháp viết được vài dòng của phim này, mà giờ viết tiếp thì lại không nhớ nữa nên thôi…

Nếu như các bạn quá quen với những phim tâm lý gia đình quen thuộc của Koreeda rồi thì chắc chắn bạn sẽ có chút bất ngờ vì lần này theme phim là tâm lý tội phạm.
Tổng quan mà nói thì chất lượng phim của Koreeda quá là ổn định (ở mức cao). Tâm lý các nhân vật được đào sâu, những mảng tối trong mỗi người được hiện diện một cách tự nhiên và chân thực. Có điều story lần này nó có chút thiếu một cái kết mạnh mẽ, đủ sức nặng để đặt một dấu chấm cuối câu cho phim.

4/5

Tôi nói gì khi nói về chạy bộ

31300397_237527923658162_5165645531024341599_n.jpg
Image credit: me

Tôi luôn thấy dễ chịu khi đọc văn của Haruki thế nên tôi thích ông, hoặc cũng có thể ngược lại.

Tôi nói gì khi nói về chạy bộ là một cuốn tự truyện, chủ yếu nói về chạy bộ (tất nhiên), nhưng qua việc chạy bộ và những việc xung quanh chạy bộ, ta hiểu thêm về Haruki, về tam quan (thế giới quan, giá trị quan, nhân sinh quan) của ông. Đọc để thấy được ông nhìn nhận thế nào về bản thân, về mối tương quan của ông với độc giả, với xã hội. Đọc để thấy ông nghiêm túc thế nào với chạy bộ, với nghiệp viết tiểu thuyết, với cuộc đời ông.

Tôi hiểu ra được là tại sao các tác phẩm của ông có một sự ổn định và chắc chắn đến vậy. Thêm nữa, tôi nhận ra rằng cuốn sách này không dành cho những ai tìm kiểm sự hài hước hay sự truyền cảm hứng bởi vì những bước chạy của ông (cả nghĩa đen và nghĩa bóng) không phải nhờ cảm hứng, không phải vì vui mà vì kỷ luật, vì nguyên tắc, vì chuẩn mực.

Tôi nói gì khi nói về chạy bộ có thể (chắc chắn) không giúp bạn xỏ giày và chạy ngay vào sáng mai, nhưng biết đâu đấy, có thể giúp bạn học hỏi được điều gì đó tích cực từ lối sống, phương châm sống của Haruki.

 

 

Những đứa trẻ đuổi theo tinh tú

42152de5bd3b69df6a69c1b4cb7e1dd6.jpg
星を追う子ども

Có ai giống mình không khi mà xem anime này cứ có cảm giác không hoàn toàn là phim của Makoto 100% mà là sự pha trộn giữa Makoto và Ghibli Studio =)) Hay nói cụ thể hơn là nó làm mình nhớ tới Vùng đất linh hồn (Spirited Away) =))

Plot của phim hay nhưng ôm đồm quá nhiều thứ đâm ra khiến cho mình xem xong có cảm giác không được trọn vẹn. Nhiều khái niệm hay sự vật/sự việc mơ hồ mà không có lời giải.

Như đã nói ở trên, phim không giống như những tác phẩm nổi tiếng của Shinkai, phim chú trọng vào tình cảm gia đình chứ không phải là tình yêu đôi lứa, gửi kèm vào đó là chút triết lý về nhân sinh, sinh ly tử biệt.

Art và music là những điểm cộng to tướng của phim, nếu bạn tinh ý sẽ nhận ra vài điểm tương đồng với Your name đấy :p

0995773c078ce215aa2844b7f256a099cb5263b9_hq
Ai mà nghĩ phim của Shinkai lại có những cảnh action như này 😀

Screen Shot 2018-04-22 at 21.32.17-side

P.s: À mình có một thắc mắc là khi mình xem MV ending song (https://www.youtube.com/watch?v=gNCh3DWPkRg) thì có 2 cảnh mà mình không thấy khi xem phim (mình hứa là không ngủ gật khi xem); một là cảnh 2 anh em Shun Shin nhìn theo một đoàn xe tang và ôm nhau, hai là cảnh bố của Asuna trao viên đá cho mẹ Asuna. Hai chi tiết theo mình nghĩ là khá quan trọng mà nếu có trong phim thì sẽ giải thích được thêm nhiều điều, tại sao lại bị cut nhỉ, hay não + mắt mình có vấn đề :-/

Somerset Maugham từng viết rằng trong mỗi lần cạo râu đều có một triết lý. Tôi hoàn toàn tán thành. Một hành động dù thoạt nhìn có tầm thường đến thế nào, song cứ kiên trì làm đủ lâu thì nó sẽ trở thành một hành vi thâm trầm, thậm chí là thiền định.

tumblr_o43n5tKALu1snbyiqo1_540tumblr_o43n5tKALu1snbyiqo2_540

(Tôi nói gì khi nói về chạy bộ – Haruki Murakami)

Xứ tuyết – 雪国

26904372_1452772088178615_8359023926795746573_n
Hình của Fanpage IPM

Phải nói rằng rất hài lòng về hình thức của sách, bìa cứng vô cùng đẹp, giấy tốt, font chữ size chữ dễ đọc.
Phần dịch theo mình thấy cũng tốt, chỉn chu và có nhiều chú thích cần thiết.

Còn về phần nội dung thì trước khi đọc các bạn cần biết nó được xếp vào dạng vừa cổ điển vừa kinh điển thế nên là rất khó đọc, mình cũng không giấu diếm chuyện mình đọc xong mà chẳng hiểu cũng như cảm được gì mấy.

Tác phẩm là câu chuyện về một chàng trai chốn phồn hoa đô hội Tokyo đã lên xuống xứ tuyết phía Bắc Nhật Bản 3 lần trong 3 mùa khác nhau Xuân – Thu – Đông. Ở đó, anh đem lòng yêu thiên nhiên và 2 người con gái geisha nơi đây.
Điểm nổi bật của tác giả/tác phẩm là tả nhiều, quá là nhiều, từ tả cảnh, tả vật, tả người, tả cảm xúc. Những dấu hiệu của mùa luôn được miêu tả một cách kỹ lưỡng, trước khi bắt đầu nói về chuyến đi, như Quý ngữ luôn cần có trong thơ Haiku vậy.
Có lẽ giống như nhiều tác phẩm Nhật xưa xưa khác, những gì đọng lại sau khi đọc Xứ tuyết chỉ đơn giản là đẹp và buồn, cái đẹp của thiên nhiên xứ tuyết, cái đẹp của người con gái geisha, cái đẹp từ nỗi cô độc của đời người.

Bản thân chưa đủ tầm để cảm thụ hết văn học cổ điển/kinh điển của Nhật Bản→3/5